Có ý kiến cho rằng chữ Hiếu 孝 xiào bắt nguồn từ hình ảnh một người con cõng cha già đi đường, nghĩa là hiếu thuận
1. Ý nghĩa của chữ Hiếu
Trước hết chúng ta sẽ tìm hiểu ý nghĩa biểu hình của chữ Hiếu. Xét theo từ nguyên, có ý kiến cho rằng chữ Hiếu 孝 xiào bắt nguồn từ hình ảnh một người con cõng cha già (hoặc mẹ) đi đường, nghĩa là “hiếu thuận”. Chữ Hiếu 孝 gồm hai bộ phận, phía trên là 1 phần của chữ Lão 老 chỉ người bề trên, phía dưới là chữ Tử 子 chỉ con cái, ví như mối liên hệ mật thiết giữa lớp người trưởng thượng và con cháu của họ, một mối quan hệ rất chặt chẽ, người con cháu luôn kính nhường, hiếu thuận với bậc sinh thành.
Đồng thời lại có ý kiến nhận định chữ Hiếu 孝 được kết hợp bởi chữ thổ 土 là Đất, nét sổ xiên từ phải sang trái và chữ Tử 子 là con, nghĩa là đứa con chịu nằm xuống đất và để cây roi trên mình cho cha mẹ đánh thì đó là đứa con có hiếu. Thực ra lối giải thích từ nguyên này cũng có những nét đặc sắc và gần gũi với nền giáo dục trẻ tại Việt Nam ngày trước “Thương con cho roi cho vọt, ghét con cho ngọt cho bùi”. Dẫu vậy dù hiểu theo cách nào chúng ta đều dễ dàng nhận thấy, chữ Hiếu là phạm trù đạo đức, thể hiện quy tắc ứng xử hết lòng thờ cúng cha mẹ, tổ tiên.
Người Việt chúng ta tự rất lâu đời có câu:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”
Xem thêm các bài viết liên quan: Chữ Tâm, Chữ Phúc, Chữ Thọ
2. Từ ghép tiếng Trung có chữ Hiếu
– 孝顺 /xiàoshùn/: Hiếu thuận, thể hiện sự vâng lời, hiếu thảo
VD: 孝顺父母是人性的基本道德。 /xiàoshùn fùmǔ shì rénxìng de jīběn dàodé
Hiếu thuận với cha mẹ là đạo đức căn bản của mỗi con người chúng ta.
– 孝敬 /xiàojìng /: Hiếu kính, thể hiện sư báo hiếu, lễ kính với cha mẹ
VD: 他出差后,带回来了一些南边的土产来孝敬他奶奶 / tā chūchài hòu, dài huílai le yìxiē nánbian de tǔchǎn lái xiàojìng tā nǎinǎi /
Anh ấy sau khi đi công tác, biếu bà nội ít đặc sản miền đất phương Nam.
– 孝心 /xiàoxīn/: Hiếu tâm, lòng hiếu nghĩa,
VD: 她对父母尽一份孝心 /tā duì fùmǔ jìn yī fèn xiàoxīn
– 孝道 / xiàodào/: Hiếu đạo
– 孝子 /xiàozi/: Hiếu tử, danh từ chỉ đứa con có lòng hiếu thảo với cha mẹ
– 孝行 /xiàoxíng/: Hiếu hành
– 不孝 /búxiào/: Bất hiếu
VD: 不孝有三,无后为大 / búxiào yǒu sān, wú hòu wéi dà /
Bất hiếu có 3 loại, bất hiếu lớn nhất là không có hậu duệ nối dõi.
– 孝为功德母 /xiào wéi gōngdé mǔ /: Hiếu thuận là mẹ của các công đức.
– Nhân sinh bách hạnh hiếu vi tiên” (人生百幸孝为先) / rénshēng bǎi gǔ xiào wéi xiàn / nghĩa là mỗi người đều có một tính, nhưng tính Hiếu thuận là cần trước hết.
3. Sự phổ biến của chữ Hiếu trong cuộc sống
Chữ Hiếu trong Thư pháp: Người Việt chúng ta tự rất lâu đời đã gìn giữ và phát huy tục xin chữ đầu năm. Người Việt xin chữ Hiếu đầu năm với mong ước gia đình hòa thuận, con cái dù ở nơi đâu cũng luôn một lòng hiếu kính hướng về tổ tiên mẹ cha.
Người xưa đã lấy những hình ảnh lớn lao nhất, vĩ đại nhất để ví với công lao mẹ cha sinh thành, dưỡng dục vì thế đạo làm con phải biết thờ mẹ, kính cha, giữ gìn đạo hiếu. Trong xã hội ngày nay, khi mà sự phát triển ngày càng nhanh chóng đi cùng những tiến bộ không ngừng của khoa học kĩ thuật, đâu đó vì nhiều tác động khác nhau, giới trẻ thể hiện đạo hiếu theo những cách rất khác nhau. Dẫu rằng thời thế thế thời nhưng ý nghĩa của chữ hiếu, những căn bản của đạo hiếu, đạo làm con là những giá trị tốt đẹp mà chúng ta luôn cần trân trọng và giữ gìn.
Một số hình ảnh chữ Hiếu đẹp
(Nguồn: kyhs.net)
(Nguồn: shuyueliang.com)
Nếu bạn cần từ điển Trung Việt cho điện thoại, chúng tôi khuyên dùng từ điển dưới đây:
Bình luận gần đây