Tự học tiếng Trung hiệu quả nhất

Tự học tiếng Trung hiệu quả, nhanh chóng. Có những lúc bạn muốn tự học tiếng Trung nhưng lại cảm thấy tiếng Trung khó quá, không thể nào mà tự học được? Đó là một quan điểm sai lầm!

Hôm nay Tiếng Hoa Hằng Ngày sẽ hướng dẫn bạn cách tự học tiếng Trung hiệu quả.

Để tự học tiếng Trung, trước tiên bạn cần phải có sự thích, bạn phải chăm chỉ, bạn phải luyện dùng thì mới giao tiếp thành thạo và quen được.

Tự học tiếng Trung hiệu quả

Tiếng Hoa Hằng Ngày có những khóa học tiếng Trung online miễn phí và hiệu quả mà bạn không nên bỏ lỡ.

Giới thiệu về tiếng Trung

Tiếng Trung là gì? Vâng, tiếng Trung hay còn gọi là tiếng Hoa là ngôn ngữ chính thức được sử dụng tại Trung Quốc đại lục, Đài Loan (gọi là tiếng Quan Thoại), Singapore, Malaysia và người Hoa có mặt ở khắp nơi trên thế giới. Với tài kinh doanh của mình, người Hoa đang đưa tiếng Trung trở thành một ngôn ngữ phổ biến trên thế giới. Số người dùng tiếng Trung lên đến gần 2 tỷ người.

Tiếng Trung viết bằng tiếng Trung là 中文 phiên âm tiếng Trung là Zhōngwén mà phiên âm từ Hán Việt là Trung Văn. Dưới đây chúng tôi sẽ tổng hợp những cách tự học tiếng Trung hiệu quả nhất:

Tự học tiếng Trung như thế nào?

1. Học phát âm tiếng Trung

Trước tiên bạn phải biết phát âm tiếng Trung trước. Phát âm tiếng Trung là vô cùng dễ!

Tiếng Trung có 5 thanh điệu:

  • Thanh 1  : Đọc cao và bình bình. Gần như đọc các từ không dấu trong tiếng Việt ba.
  • Thanh 2  : Đọc giống dấu sắc trong tiếng Việt .
  • Thanh 3  : Đọc gần giống thanh hỏi nhưng kéo dài bả.
    Vì cao độ lúc xuống thấp sẽ nghe hơi giống dấu nặng trong tiếng Việt.
  • Thanh 4 : Đọc như dấu nặng trong tiếng Việt bạ.
  • Thanh nhẹ đó là thanh này gọi là thanh nhẹ, nó giống như dấu huyền trong tiếng Việt .

Hai thanh 3 ở gần nhau thì chữ đầu tiên đọc thành thanh 2, chữ sau đó đọc thành thanh 3;

Ví dụ: 你好 Nǐ hǎo có 2 thanh 3 thì khi đọc chúng ta không đọc là nỉ hảo mà phải đọc là ní hảo.

Đầu tiên là bạn cần biết tiếng Trung có 21 phụ âm (còn gọi là thanh mẫu). Gồm 18 phụ âm đơn và 3 phụ âm kép. Còn 2 phụ âm không chính thức: y và w chính là nguyên âm i và u khi nó đừng đầu câu.

Bao gồm: b, p, f, m, d, t, n, l, z, c, s r, zh, ch, sh

Phụ âm tiếng Trung:

b Phát âm gần giống như p của tiếng Việt không phải b nhé.
p Phát âm gần giống như p, nhưng khác ở chỗ bật hơi mạnh ra ngoài
f Phát âm gần giống như ph của tiếng Việt
m Phát âm gần giống như m của tiếng Việt
d Phát âm gần giống như d của tiếng Việt
t Phát âm gần giống như th của tiếng Việt
n Phát âm gần giống như n của tiếng Việt
l Phát âm gần giống như l của tiếng Việt
z Phát âm gần giống như d của tiếng Việt, âm sát tắc không bật hơi ví dụ dậu
c Phát âm gần giống như c nhưng khác ở chỗ có bật hơi ví dụ như si
s Phát âm gần giống như x của tiếng Việt, nhưng âm phát ra sát và tắc ví dụ xan
r Phát âm gần giống như r của miền bắc tiếng Việt, nhưng không rung lưỡi ví dụ như run
zh Phát âm gần giống như tr của tiếng Việt ví dụ Trung Quốc
ch Phát âm gần giống ch của tiếng Việt nhưng có bật hơi ví dụ như chư
sh Phát âm gần giống như s của tiếng Việt nhưng có chữ h, kiểu sh trong tiếng Anh
Xem thêm:  Từ vựng HSK 6 tiếng Trung với 2500 từ giúp bạn thi qua HSK 6

Các vận mẫu tiếng Trung (nguyên âm) bao gồm:

a Phát âm như a của tiếng Việt
o Phát âm như ô của tiếng Việt
e Phát âm như ưa của tiếng Việt
i Phát âm nư i hoặc ư của tiếng Việt
u Phát âm như u của tiếng Việt
ü Là nguyên âm hai môi trơn, phát âm gần giống uy
ai đọc gần như ai của tiếng Việt
ei đọc gần như ey của tiếng Việt
ao đọc gần như ao của tiếng Việt
ou đọc gần như âu của tiếng Việt
ia đọc gần như i+a của tiếng Việt
ie đọc gần như i+ê của tiếng Việt
ua đọc gần như oa của tiếng Việt
uo đọc gần như ua của tiếng Việt
iao đọc gần như i+a của tiếng Việt
iou đọc gần như i+âu của tiếng Việt
uai đọc gần như o+ai của tiếng Việt
uei đọc gần như uây của tiếng Việt
üe đọc gần như uy+ê của tiếng Việt
an đọc gần như an của tiếng Việt
ang đọc gần như ang của tiếng Việt
en đọc gần như ân của tiếng Việt
eng đọc gần như âng của tiếng Việt
in đọc gần như in của tiếng Việt
ian đọc gần như i+an của tiếng Việt
iang đọc gần như i+ang của tiếng Việt
iong đọc gần như i+ung của tiếng Việt
ing đọc gần như i+ing của tiếng Việt
ong đọc gần như ung của tiếng Việt
uan đọc gần như oan của tiếng Việt
uang đọc gần như oang của tiếng Việt
uen đọc gần như u+ân của tiếng Việt
ueng đọc gần như u+âng của tiếng Việt
ün đọc gần như uyn của tiếng Việt
üan đọc gần như uy+an của tiếng Việt

2. Học nghe tiếng Trung

Sau khi bạn biết cách phát âm tiếng Trung rồi thì hãy học cách nghe tiếng Trung. Hiện tại, trên youtube, trên mạng có rất nhiều bộ phim, bài hát, bài học tiếng Trung rất hay. Bạn có thể nghe những cái đó, để quen tai. Tốt nhất là xem trên youtube với những video có cả nói tiếng Trung, có phụ đề phiên âm và ý nghĩa tiếng Việt. Vừa xem vi deo vừa nghe, vừa nhìn sub (phụ đề) để cho quen tai, quen chữ, thậm chí còn hiểu được nghĩa tiếng Trung.

3. Học đọc tiếng Trung

Sau khi biết phát âm và nghe được một số tiếng Trung thì bạn kết hợp quá trình nghe và đọc. Nghe xem người ta nói gì và tua lại, đọc lại câu nói đó nhại lại người ta. Đầu tiên hãy đọc pinyin trước, mà ở góc độ tự học thì chỉ cần đọc pinyin để phục vụ cho việc nói và giao tiếp là đủ. Hãy mở sách ra và đọc những dòng pinyin thật to để tai bạn thích nghi với phản xạ đọc của bạn, từ đó sẽ có phản xạ nghe đọc và hiểu.

4. Học nói tiếng Trung

Sau khi bạn biết cách phát âm tiếng Trung rồi thì hãy học cách nói. Nói thì bạn nên có một nhóm cùng học tiếng Trung để giao tiếp hoặc là có thể dùng phần mềm chat Wechat để kết bạn với người Trung Quốc nói chuyện, phần mềm này giống Zalo của Việt Nam.

5. Test thử kỹ năng tiếng Trung bằng các app học tiếng Trung trên điện thoại và phần mềm tiếng Trung trên máy tính

Các ứng dụng hoặc phần mềm học tiếng Trung có thể hỗ trợ đắc lực cho các bạn trong quá trình tự học tiếng Trung. Có nhiều app học tiếng Trung trên Google Play Store và Appstore.

Xem thêm:  Lợi ích khi học tiếng Trung

Ngoài ra từ điển học tiếng Trung cũng không thể thiếu cho các bạn muốn tự học.

Phần mềm đầu tiên đó là Google Translate.

Phần mềm từ điển tiếng Trung nữa là Từ điển Trung Việt Offline.

6. Mua sách học tiếng Trung

Bạn có thể liên hệ chúng tôi để được tư vấn mua sách nào theo nhu cầu của bạn. Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp kho tài liệu học tiếng Trung miễn phí bản PDF để đọc trên điện thoại. Bao gồm các giáo trình học tiếng Trung như:

Tài liệu học tiếng Trung phồn thể
Tài liệu học tiếng Trung cơ bản
Tài liệu ngữ pháp tiếng Trung pdf
Tài liệu học 214 bộ thủ tiếng Trung
Tài liệu Giáo trình học tiếng Trung cho người mới bắt đầu
Kho tài liệu học tiếng Trung bằng hình ảnh pdf và file nghe mp3 miễn phí
3000 câu giao tiếp cơ bản cho người mới học
Hán ngữ 6 quyển mới nhất năm 2020
Tìm hiểu văn hóa Trung Quốc qua sách phong tục Trung Quốc
Học phát âm cơ bản
Từ điển thành ngữ tiếng Trung
Tổng hợp đề thi HSK các năm
File nghe: 301 câu Đàm thoại tiếng Trung
Hội thoại tiếng Trung du lịch
Giáo trình Boya
Tài liệu học chữ Hán căn bản:
Những tài liệu tập viết, luyện viết tiếng Trung
Tài liệu học tiếng Trung theo chủ đề

7. Phát triển năng lực giao tiếp

Nghe, nói, đọc, hiểu tiếng Trung rồi thì bạn cần phát triển ngữ cảm và năng lực của mình bằng cách:

Học nhiều từ mới theo chủ đề. Hãy ghi nhớ lại những từ vựng tiếng Trung đó:

Bạn cần có lượng từ vựng phong phú thì cuộc hội thoại của bạn mới trở nên thú vị. Từ vựng tiếng Trung quá ít sẽ làm cản trở năng lực nghe hiểu của bạn.

Đặt mình vào vị trí của người nghe, chắc chắn bạn cũng không muốn mình phải nhắc lại quá nhiều lần và giải thích nghĩa từ nào đó khi bạn đang hào hứng kể chuyện phải không?

Cách tốt nhất để xây dựng kho từ vựng là đọc sách, báo tiếng Trung thật nhiều, hoặc thu thập từ vựng qua các bài nghe, bài hát, phim ảnh.

Học thêm ngữ pháp tiếng Trung

Lúc ban đầu học bạn không cần quá quan tâm ngữ pháp nhưng mà hãy nhớ là giống như chúng ta người Việt Nam nghe người nước ngoài nói chuyện không đúng ngữ pháp thì có câu sẽ hiểu, có câu phải đoán, có câu thì bị hiểu lầm. Cho nên cũng cần phát triển thêm ngữ pháp tiếng Trung.

Về Ngữ pháp tiếng Trung thì các bạn cũng không cần quá lo lắng vì nó có khoảng 70% ngữ pháp là giống tiếng Việt, đặc biệt là trong văn nói. Còn văn viết thì hành văn có khác hơn. Sự so lệch ngữ pháp tiếng Trung và tiếng Việt không quá lớn.

Cái nhớ đầu tiên là hãy đọc nhiều câu đúng ngữ pháp, nghe và nói đúng ngữ pháp để tạo ngữ cảm và thói quen.

Điểm tương đồng giữa câu tiếng Trung và Tiếng Việt :

  • Thứ nhất, tên gọi của các thành phần câu trong tiếng Trung và tiếng Việt có tính đồng nhất, đều là Chủ ngữ, Vị ngữ, Tân ngữ , Trạng ngữ, Định ngữ và Bổ ngữ.
  • Thứ hai, vị trí của Chủ ngữ, Vị ngữ, Tân ngữ trong câu tiếng Trung về cơ bản giống với tiếng Việt, đều là Chủ ngữ đứng trước, Vị ngữ theo sau, Tân ngữ nằm sau động từ.

            Ví dụ : 

  饭 – Tôi  ăn  cơm.

    语 – Anh ấy học tiếng Trung

Điểm khác biệt giữa câu tiếng Trung và Tiếng việt :

Ngoài những điểm tương đồng kể trên, cũng có những sự khác biệt trong cách cấu thành câu giữa 2 ngôn ngữ.

Xem thêm:  TỪ NGỮ CHUYÊN DỤNG NGÀNH CÔNG AN TIẾNG TRUNG

1. Định ngữ :

  • Thứ tự của các dụm danh từ bị đảo ngược, định ngữ trong tiếng Trung thành phần phụ đứng trước, thành phần chính đứng sau, nhưng trong tiếng Việt thì hoàn toàn ngược lại, chính trước-phụ sau.

Ví dụ :

河内的路。- Đường của Hà Nội.

我的老师 – Giáo viên của tôi

2. Trạng ngữ :

  • Trạng ngữ chỉ thời gian :Trạng ngữ chỉ thời gian trong câu Tiếng Việt khá linh hoạt, có thể đặt ở đầu câu hoặc cuối câu .

Ví dụ :

“Ngày mai tôi đi học”

“Tôi đi học ngày mai”

“Tôi ngày mai đi học”

  • Nhưng trong tiếng Trung ,trạng ngữ chỉ thời gian chỉ có thể đặt ở đâu câu hoặc sau Chủ ngữ

Ví dụ :        明天我上课” hoặc  “我明天上课

                  Không thể nói  我上课明天 

  • Về trạng ngữ chỉ mốc thời gian, giữa hai ngôn ngữ cũng có những sự khác nhau về thứ tự .

Ví dụ :           ngày 12 tháng 2 năm 2018

                        2018212

  • Trạng ngữ chỉ nơi chốn :
  • Để diễn tả ý “Chúng ta ở đâu làm gì” , trong Tiếng Việt có rất nhiều cách biểu đạt .

Ví dụ :          “ tôi ở nhà ngủ ”

                      “ tôi ngủ ở nhà ”

“ ở nhà tôi ngủ ”

  • Nhưng trong tiếng Trung chỉ có một các biểu đạt duy nhất là “我在家睡觉”, từ đó chúng ta có công thức :

cau chu zai

  1. Giới từ :

Trong Tiếng Trung có một vài kết cấu giới từ khác với tiếng Việt :

câu chữ cẩy

  • 你给妈妈倒杯水。- Con rót cho mẹ cốc nước
  • 你对这个问题有什么看法 ? – Bạn có suy nghĩ gì về vấn đề này ?     

câu chữ bả tiếng trung

  • 我把工资交给老婆了。- Tôi đưa tiền lương cho vợ rồi.
  • 你把这篇文章翻译成汉语吧。- Bạn phiên dịch bài văn này sang tiếng Hoa nhé.

214 bộ thủ tiếng Trung – Chữ viết tiếng Trung

Chữ Trung Quốc không giống với chữ la tinh của Việt Nam, mà nó chia làm các bộ thủ. Tổng cộng tiếng Trung hiện đại có 214 bộ thủ. Bộ thủ được coi như là bảng chữ cái tiếng trung, nhưng điều đặc biệt là đây là loại chữ tượng hình. Chứ không giống tiếng Việt là chữ tượng thanh. Nghĩa là bộ thủ Thủy là nước (nước uống) thì các chữ cái bạn nhìn thấy bộ Thủy sẽ liên tưởng ngay nó có liên quan tới nước vì nó tượng hình mà. Còn tiếng việt thì nhìn chữ đọc được nhưng nghĩa thì lại khác. Tiếng Trung có điều đặc biệt là vẫn 1 từ đó nhưng lại có nhiều cách đọc khác nhau. Tiếng Việt thì chữ a đọc là a thôi không thể đọc là b được, nhưng tiếng Trung thì chữ a có thể đọc thành b được. Và đương nhiên cũng có từ đồng âm khác nghĩa như tiếng Việt.

Do đó, học tiếng Trung khó nhất đó là viết tiếng Trung, thật sự viết chữ Hán rất khó nhớ vì nó có nhiều nét. Mỗi bộ thủ có từ 1 đến hơn 10 nét.

Nếu bạn tự học tiếng Trung thì chỉ cần biết cách đọc hoặc viết một chút là ok rồi. Tự học tiếng Trung dễ nhất là nói và nghe. Vì tiếng Trung với tiếng Việt đều là những ngôn ngữ đơn âm tiết và có nhiều từ phát âm na na giống nhau. Đặc biệt là chung ta có những từ Hán Việt quen thuộc sẽ hỗ trợ rất nhiều. Chẳng hạn chữ Công An tiếng Việt thì tiếng Trung đọc là “Gong an” phiên âm bồi tiếng Việt là “cung an”, giao thông là cheo thung, trung quốc là trung quố.

 

Kết luận

Trên đây là một số các học tiếng Trung của chúng tôi, bạn đã ghi nhớ được cách tự học tiếng Trung chưa? Bạn có thể đăng ký khóa học tiếng Trung online miễn phí của chúng tôi tại đây. Nếu bạn có câu hỏi gì về kiến thức học tiếng Trung thì có thể để lại comment bên dưới để chúng tôi giải đáp thắc mắc của bạn.

Trân trọng cảm ơn!

Nếu bạn cần từ điển Trung Việt cho điện thoại, chúng tôi khuyên dùng từ điển dưới đây: