Kiếp phiên dịch

Kỳ 1: Thử thách Phiên dịch viên

Chỉ có ngồi nghe và dịch, cứ như vậy trong 8 tiếng, được trả tiền công cao, có lẽ chẳng nghề nào có vẻ “béo bở” được bằng nghề phiên dịch. Đa số mọi người thường nghĩ đơn giản rằng cứ thật giỏi ngoại ngữ là có thể dễ dàng làm công việc phiên dịch này. Nhưng mọi thứ không hề đơn giản như vậy. Không phải đương nhiên mà người ta trả công cao cho một công việc có vẻ như “ngồi mát ăn bát vàng”. Dưới đây là 3 khó khăn mà các phiên dịch viên hay gặp phải nhất, kể cả đối với những phiên dịch viên kinh nghiệm.

1/ Nghe hiểu
Đây là vấn đề rất cơ bản đối với bất kỳ người học ngoại ngữ nào, và hơn ai hết, những phiên dịch viên là những người phải đối mặt với rắc rối này nhiều nhất. khác với thông thường, đối với những phiên dịch viên, vấn đề nghe hiểu liên quan tới tông giọng, khẩu âm, tốc độ nói… của diễn giả hơn là từ ngữ ngữ pháp. Vốn từ của một biên dịch viên có rộng đến mấy thì cũng “khóc ngoài biên ải” khi diễn giả nói quá nhanh hoặc khẩu âm quá khó nghe. Những từ ngữ chuyên môn lạ cũng là một rắc rối trong quá trình nghe hiểu của phiên dịch viên tuy nhiên với kiến thức nền tốt thì phiên dịch viên vẫn có thể đoán được chính xác nội dung của diễn giả.
2/ Vấn đề trí nhớ

Những đoạn nội dung quá dài luôn là thử thách thực sự đối với những phiên dịch viên. Khi diễn giả quá hăng say thuyết trình, nội dung cần truyền tải càng lúc càng nhiều và đặt gánh nặng thực sự lên bộ nhớ của phiên dịch viên. Bên cạnh những diễn giả có lối nói vào thẳng chủ đề, có những diễn giả lại thích nói ẩn ý, dẫn dắt người nghe, “vòng vo Tam quốc” chán chê, rồi mới vào nội dung chính. Mải chạy theo những nội dung dẫn dắt dài dòng của diễn giả có thể khiến phiên dịch viên đánh mất mạch nội dung chính, dẫn đến sự ấp úng, không tự tin vào phần trình bày của mình.
3/ Thiếu kiến thức nền

Kiến thức nền là một trong những yếu tố quan trọng nhất khi làm nghề phiên dịch. Nhiều người nghĩ đơn giản là chỉ cần giỏi ngoại ngữ là có thể trở thành một phiên dịch viên giỏi. Nhưng bạn sẽ phải đối phó ra sao khi diễn giả đang hăng say nói một nội dung bạn không hề hiểu gì về nó? Bạn lạc trong ma trận của những từ chuyên môn lạ hoắc, hoặc những từ có vẻ quen thuộc nhưng nó lại mang một ý nghĩa hoàn toàn khác trong lĩnh vực đó. Nếu không có kiến thức nền vững chắc về lĩnh vực cần phiên dịch, chắc chắn chúng ta sẽ rất khó để dịch một cách chính xác, chưa nói đến việc dịch trôi chảy, dịch hay.
Đây chỉ là 3 thử thách hay xảy ra nhất đối với các phiên dịch viên khi “hành tẩu giang hồ” trong nghề. Vậy làm thế nào mà các phiên dịch viên có thể vượt qua những thử thách như vậy để hoàn thành các nhiệm vụ dịch? Xin đợi kỳ sau sẽ rõ.

Kỳ 2: ” Vượt rào”

Kỳ trước chúng ta đã nói về các thử thách mà phiên dịch viên gặp phải trên con đường “hành nghề”. Nghề phiên dịch có đặc thù “tốc chiến tốc quyết”, phiên dịch viên không có nhiều thời gian để suy nghĩ câu từ mà phải xử lý thông tin thật nhanh và dịch ngay. Vậy làm thế nào để những phiên dịch viên có thể vượt qua những khó khăn đó nhỉ?

Xem thêm:  Dịch Thuật Tiếng Hoa (Dịch Thuật Tiếng Trung) Uy Tín Nhất

1/ Đối phó với vấn đề nghe hiểu

An toàn nhất là nếu có thể, phiên dịch viên nên gặp diễn giả từ trước khi sự kiện diễn ra. Bên cạnh việc thống nhất nội dung, cách nói, đây cũng là cơ hội để phiên dịch viên làm quen với khẩu âm của diễn giả. Khi tác nghiệp, hãy tránh bị phân tâm bởi những tác nhân bên ngoài. Những tác nhân như người nghe nói chuyện, những tiếng ồn từ công trình bên cạnh hoặc đôi khi là những hành động kỳ quặc của chính diễn giả hoặc những người tham gia, tất cả có thể ảnh hưởng rất lớn tới quá trình nghe. Hãy giữ “cái đầu lạnh” trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ.

2/ Đối phó với vấn đề trí nhớ

Để giải quyết vấn đề trí nhớ, phải kết hợp phương pháp ghi nhớ với những bài tập luyện trí nhớ thường xuyên. Khi tác nghiệp, phiên dịch viên không nên quá tập trung vào câu chữ mà nên chú ý đến thông điệp chung mà tác giả đang nói, hãy nghe trọn vẹn ý trước khi bắt đầu dịch. Liên tưởng, liên kết, ngắt đoạn, tạo câu hay tạo thành nhịp điệu là những phương thức để chắp nối thông tin với nhau, từ đó có thể dễ dàng hồi tưởng lại hơn. Bên cạnh đó, hãy luôn luyện trí nhớ, tăng cường hoạt động trí não. Những hoạt động cần động não nhiều như chơi cờ, giải ô chữ… là phương pháp phổ biến, dễ dàng và ít tốn kém nhất.

Xem thêm:  Dịch Thuật Tiếng Hoa (Dịch Thuật Tiếng Trung) Uy Tín Nhất

3/ Đối phó với vấn đề kiến thức nền

Phiên dịch viên cần hiểu rõ về nội dung mình sẽ phiên dịch. Hãy nghiên cứu trước các tài liệu, thông tin về nội dung đó, nắm chắc các từ ngữ chuyên môn, các nội dung cốt lõi, các khái niệm quan trọng. Khi bạn đã có được một kiến thức nền tương đối ổn về lĩnh vực đó, bạn có thể dễ dàng hơn trong việc xác định được diễn giả đang nói về cái gì, qua đó giúp đối phó với các vấn đề nghe hiểu, cũng như dễ dàng nắm bắt được ý chính diễn giả đang nói đến. Ít nhất, bạn sẽ không còn phải lo lắng về những từ ngữ chuyên môn “lạ hoắc” nữa nhé.
Còn rất nhiều những phương pháp, bài tập nữa để các phiên dịch viên đối phó với tất cả những thử thách của nghề phiên dịch. Cụ thể là gì á? Các bạn hãy đến với Tạp chí Tiếng Hoa Hằng Ngày để trở thành “cao thủ” phiên dịch nhé.
Vậy, sau những khó khăn, thử thách, phiên dịch viên sẽ nhận được điều gì? Xin đợi kỳ sau sẽ rõ.

Nếu bạn cần từ điển Trung Việt cho điện thoại, chúng tôi khuyên dùng từ điển dưới đây: