Thanh điệu Tiếng Trung Quốc

Thanh điệu (có thể coi là dấu trong tiếng Việt).

5 thanh điệu trong tiếng Trung:

  • Thanh 1 (thanh ngang)  : Đọc cao và bình bình. Gần như đọc các từ không dấu trong tiếng Việt (độ cao 5-5).
  • Thanh 2 (thanh sắc)  : Đọc giống dấu sắc trong tiếng Việt. Đọc từ trung bình lên cao (độ cao 3-5).
  • Thanh 3 (thanh hỏi)  : Đọc gần giống thanh hỏi nhưng kéo dài. Đọc từ thấp và xuống thấp nhất rồi lên cao vừa  (độ cao 2-1-4). Ví dụ: bǎo bèi => TV: bảo bậy (bảo bối).
  • Thanh 4 (thanh nặng)  : Thanh  này giống dấu nặng trong tiếng việt. Đọc từ cao nhất xuống thấp nhất (độ cao 5-1).
  • Thanh nhẹ: Thanh nhẹ: ba: Đọc như dấu huyền trong tiếng Việt. Ví dụ: hǎo ba => tiếng Việt: Hảo bà. Hoặc māma => TV: ma mà (mẹ)

Quy tắc biến điệu

1. Hai thanh 3 đứng cạnh nhau

  • Với 2 âm tiết thì thanh thứ nhất sẽ chuyển thành thanh 2.

Ví dụ: Nǐ hǎo biến âm sẽ thành Ní hǎo

  • Với 3 âm tiết thì sẽ biến âm thanh ở giữa

Ví dụ: Wǒ hěn hǎo sẽ thành Wǒ hén hǎo

2. Biến thanh đặc biệt với bù và yī

  • Chỉ cần âm tiết đằng sau mang thanh 4 thì  và  sẽ chuyển sang thanh 2.
Xem thêm:  Học tiếng Trung có khó không?

Ví dụ:   Bù ài đọc thành Bú ài

Yīyàng đọc thành Yíyàng

Lưu ý: Chỉ biến âm, cách viết vẫn phải giữ nguyên.

Tìm hiểu thêm về các dịch vụ bằng tiếng Trung
quảng cáo
Nếu bạn cần từ điển Trung Việt cho điện thoại, chúng tôi khuyên dùng từ điển dưới đây:
%d bloggers like this: